Hướng tới kỷ niệm 133 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2023). Thông qua Hội thi nhằm khuyến khích các em thiếu nhi sưu tầm và kể những câu chuyện về đức hy sinh hết lòng vì dân, vì nước, lối sống giản dị, tiết kiệm, lòng yêu nước thương dân vô hạn của Bác. Qua đó, tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức cho thiếu nhi về tấm gương của Bác Hồ kính yêu, giúp các em biết học tập, vận dụng vào cuộc sống và làm theo lời Bác. Đưa phong trào kể chuyện và học tập làm theo gương Bác trở thành một hoạt động văn hóa trong nhà trường, trong hoạt động phong trào của đoàn , đội trong nhà trường.
Sáng ngày 08/5/2023, Trường THCS&THPT Long Thạnh tổ chức vòng chung kết Hội thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ” lần thứ V năm học 2022-2023. Trải qua vòng sơ khảo với 35 tiết mục đến từ 37 tập thể lớp đã chọn được 8 tiết mục vào vòng chung kết gồm: 6A2, 6A4, 7A3, 8A3; 9A1; 10A2; 10A5; 11A2. Kết quả, Ban tổ chức đã chọn ra 02 giải nhất, 2 giải nhì và 04 giải Ba.

“Nhặt được của rơi trả người đánh mất” là một nét đẹp trong phẩm chất đạo đức của mỗi con người. Nét đẹp này được gìn giữ thông qua những việc làm tử tế đã lan tỏa và gieo vào lòng mỗi người về niềm tin, tình người. dù những bon chen trong cuộc sống thường nhật vẫn không thể xóa nhòa. Mỗi tấm gương người tốt, việc tốt đều là hành động đẹp không phân biệt địa vị, tuổi tác và đều đáng được trân trọng, tuyên dương. Một tấm gương tiêu biểu về hành động đẹp này đó chính là Em Vũ Minh Trí học sinh lớp 11A1

Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực về thực hành đạo đức cách mạng “nói đi đôi với làm”, cho mọi thế hệ người Việt Nam học tập và noi theo. Ở Hồ Chí Minh lời nói đi đôi với hành động, lý luận đi đôi với thực tiễn, nói để mà làm, làm phải đúng như điều đã nghĩ, đã nói. Hơn nữa, Người nói ít nhưng làm nhiều, có những vấn đề đạo đức Người không nói mà chỉ làm. Thống nhất giữa lời nói và việc làm là nguyên tắc đạo đức của Hồ Chí Minh, là sự thể hiện tấm gương thực hành đạo đức cách mạng của bản thân.

Từ xa xưa, ông cha ta đã coi hiền tài là nguyên khí quốc gia. Với Hồ Chí Minh, truyền thống đó càng được phát huy cao độ và nâng tầm thành tư tưởng, thành nghệ thuật dùng người, trọng dụng nhân tài. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhiều bậc trí thức, học giả, giáo sĩ, quan lại cho đến vua Bảo Đại đã được Bác Hồ cảm hóa và vận động tham gia chính quyền cách mạng. Cách dùng người của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện thái độ trọng thị, tầm nhìn minh triết, lòng nhân ái bao la và tư tưởng đại đoàn kết cao cả. Điển hình cho sự thành công trong nghệ thuật dùng người, trọng dụng nhân tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh là trường hợp trọng dụng Cụ Huỳnh Thúc Kháng trong cách mạng Việt Nam.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo con người cho xã hội mới, cho dân tộc Việt Nam. Suốt cả cuộc đời mình, Người đã dành biết bao tâm trí cho sự nghiệp giáo dục. Trước lúc đi xa, Người còn ân cần dặn lại: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết''.

Xem tiếp...: [1] 2 3 4 >>
thông báo
Thống kê
Lượt truy cập
Đang online: 1
Số bài đã đăng: 444
THIẾT KẾ VÀ LẬP TRÌNH BỞI ĐẶNG TRUNG HIẾU